Đi tù vì bán cửa tự động giả cho khách hàng

Đi tù vì bán cửa tự động giả cho khách hàng

“Các sản phẩm giả cửa tự động Panasonic đã gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng và xâm phạm thương hiệu của Panasonic. Trong nhiều năm qua Panasonic đã tăng cường phối hợp với cơ quan quản lý pháp luật triệt phá các cá nhân hoặc tổ chức có hành vi sản xuất và phân phối sản phẩm giả mạo cửa tự động Panasonic.”

Ngày 16 tháng 1 năm 2019, Lei Mouqing đã bị Cơ quan điều tra bắt giữ vì tội buôn bán hàng giả, thông tin vụ việc như sau:

  • Vào tháng 11 năm 2018, LeiMouqing (là nhà thầu lắp đặt cửa tự động) đã ký hợp đồng mua bán 39 bộ cửa tự động Panasonic với Công ty TNHH Vật liệu trang trí Nam Ninh, tổng giá trị hợp đồng 639 triệu đồng (175.500RMB). Để thu lợi tối đa, Lei Mouqing đã mua 39 bộ cửa tự động giả với tổng giá trị 216 triệu đồng (58.500RMB) và tiến hành giao hàng cho khách hàng.
  • Theo phán quyết của Toà, LeiMouqing bị kết án 9 tháng tù giam vì tội bán hàng giả, nộp phạt 500 triệu đồng (150.000 RMB) vào kho bạc nhà nước và trả lại 500 triệu đồng cho khách hàng (đã ứng theo hợp đồng).

Mô tả cửa tự động giả Panasonic

Hàng giả 100%: Đây là hàng giả thuần túy, gian thương làm giả, làm nhái cửa tự động kém chất lượng, động cơ cửa kém chất lượng, lỗi nhiều.

Nửa thật nửa giả: sử dụng lẫn lộn cảm biến thật và động cơ giả, hoặc cảm biến giả với động cơ thật. Tách một bộ sản phẩm Panasonic thành hai bộ rồi ghép các sản phẩm giả khác để bán được nhiều tiền hơn.

Cơ sở sản xuất cửa tự động Panasonic giả tại Trung Quốc

Làm thế nào để mua sản phẩm chính hãng?

"Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giả, để bảo vệ quyền lợi của mình, quý khách vui lòng chỉ mua sản phẩm Panasonic tại các kênh chính thức được Panasonic ủy quyền."
Quý khách hàng có thể kiểm tra sản phẩm với các đặc điểm sau:

Thiết bị cửa trượt tự động Panasonic giả hiện đang bán tại thị trường Việt Nam

Kiểm tra cảm biến chuyển động (Motion Sensor)

Cảm biến (mắt thần) Panasonic giả: nhãn hiệu Panasonic trên vỏ thường được in lụa chất lượng không tốt không sắc nét nên dễ bong tróc. Mặt bên trong nắp do làm bằng nhựa tái chế nên thường loang lổ không đồng màu. Trên bo mạch cảm biến không có ký hiệu BEA.

Cảm biến (mắt thần) Panasonic chính hãng: nhãn hiệu Panasonic trên vỏ thường được in sắc nét. Bên trong thường có màu ghi sáng hoặc màu đen nếu vỏ ngoài màu đen. Trên bo mạch cảm biến có ký hiệu BEA. Trên sản phẩm sẽ có tem bảo hành Panasonic – 028.2243 2499.

Kiểm tra cụm bánh xe (Hanging bracket)

Nhận biết bánh xe cửa tự động Panasonic giả: Trên bánh xe không có logo Panasonic hoặc logo ghi sai như “Panaonic” hoặc “Pasonic”…

Kiểm tra điều khiển (Controller)

Điều khiển Panasonic giả: nhãn hướng dẫn gồm tiếng Trung và tiếng Anh; Logo Panasonic không sắc nét; Jack kết nối tay điều khiển có màu xám đen….

Điều khiển Panasonic chính hãng: nhãn hướng dẫn tiếng Anh; Logo Panasonic dập chìm sắc nét; Jack kết nối tay điều khiển có màu ghi sáng….

Kiểm tra động cơ (Motor device)

Động cơ (motor) Panasonic giả gia công không sắc nét, có nhiều ba via; Các thông tin sẽ có tiếng Trung…

Động cơ (Motor) chính hãng Panasonic được gia công sắc nét, liền lạc; Thông tin trên sẽ được in tiếng Anh…

Kiểm tra xuất xứ hàng hoá (C/O)

Cửa tự động Panasonic hiện nay được sản xuất duy nhất tại nhà máy Panasonic Bắc Kinh và xuất khẩu toàn thế giới. Vì vậy C/O chính hãng là FORM E, xuất khẩu từ Nhà máy Panasonic Bắc Kinh; Nhà nhập khẩu Công ty TNHH Đại Phong; Tên sản phẩm PS-100 / PS-120 / PS-150…, mã sản phẩm xuất khẫu ONACS… Thông tin trên sản phẩm là tiếng Anh. Thông tin C/O có thể tra cứu trên Website của Hải Quan Trung Quốc.

Để tra cứu thông tin C/O FORM E truy cập Website Hải Quan Trung Quốc  http://origin.customs.gov.cn/ -> chọn chức năng Certificate info search -> điền số C/O và số hóa đơn thương mại để xem thông tin.

Do nhà máy Panasonic không cho phép xuất khẩu sản phẩm qua các Công ty XNK trung gian nên C/O giả sẽ dùng tên nhà xuất khẩu không phải Nhà máy Panasonic. Mã sản phẩm giả thường là H3, NACS… , thông tin trên sản phẩm chữ Trung Quốc. Hoá đơn GTGT (nếu có) sẽ xuất tên của sản phẩm khác, không phải sản phẩm của Panasonic. C/O giả sẽ thường làm với 2 cách thức như sau:

  • C/O giả 1 phần: Đây là C/O thật của Công ty XNK bất kỳ xuất khẩu một sản phẩm khác vào Việt Nam, sau đó tẩy xoá thêm tên sản phẩm Panasonic vào C/O. C/O này có thể tra cứu trên Website Hải Quan nhưng thông tin Nhà xuất khẩu và hàng hoá sẽ không phải của Nhà máy Panasonic. 
  • C/O giả 100%: C/O giả hoàn toàn không thể tra cứu trên Website của Cơ Quan hải Quan.
C/O giả tên nhà xuất khẩu không phải Nhà máy Panasonic
C/O thật là FORM E, xuất khẩu trực tiếp từ nhà máy Panasonic
C/O giả sẽ không có thông tin trên Website Hải Quan Trung Quốc

Kiểm tra Chứng nhận đại lý chính hãng Panasonic

Đại Phong Autodoor là nhà Nhập khẩu & phân phối Cửa tự động và phụ kiện cửa duy nhất của Panasonic tại thị trường Việt Nam.

Chứng nhận Đại lý chính hãng do Nhà máy Panasonic cấp, có giá trị từng năm. Trên giấy chứng nhận sẽ quy định khu vực kinh doanh của Đại lý. Nếu phát hiện Đại lý bán sai khu vực, Nhà máy Panasonic có quyền thu hồi Chứng nhận Đại lý.

Chứng nhận Đại lý giả thường là bản copy mờ nhạt để khách hàng không đọc được nội dung, ngày tháng sửa chữa không đúng quy định phát hành của Panasonic. Không có năm hiệu lực in chìm. Không có mã phát hành của Nhà máy Panasonic.

Chứng nhận Đại lý giả sửa năm hiệu lực, thông tin không rõ ràng
Chứng nhận Đại lý Panasonic thật sẽ có giá trị từng năm

Người dân cần làm gì khi mua trúng hàng giả?

Khi phát hiện hàng giả – hàng nhái, hàng kém chất lượng người tiêu dùng nên giữ nguyên hiện trạng hàng hóa và các chứng cứ liên quan để có thể liên hệ người bán yêu cầu hoàn trả tiền và bồi thường. Đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước như sau:

  • Cơ quan Quản lý thị trường: Hà Nội 0913.388.582; Tp.HCM 0283.9.321.014; hoặc xem danh sách hotline 63 tỉnh thành
  • Cục Cạnh Tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương)  1800.6838 miễn phí trên toàn quốc.
  • Phản ánh thông tin đến Website: http://khieunai.bvntd.gov.vn, hoặc gửi Email đến địa chỉ: khieunai@bvntd.gov.vn để được tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại.

Pháp luật sẽ xử lý tội bán hàng giả thế nào?

Theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Hình sự, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

  • Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
  • Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này…
Shopping Cart

You cannot copy content of this page

Scroll to Top